Tạo ra cơn mưa bàn thắng vào lưới Đông Timor, U22 Việt Nam có được chiến thắng nhưng cũng đồng thời nhận về những dấu hiệu đáng lo ngại.
U22 Việt Nam sớm bị các đối thủ đề phòng
Chưa kể những đối thủ mạnh như Thái Lan, Malaysia, Myanmar hay Indonesia sẽ nâng mức độ cảnh giác đối với "ứng viên số 1". Lúc ấy, đoàn quân của HLV Hữu Thắng chẳng khác nào trở thành mục tiêu cho ĐT nhắm tới với quyết tâm cao nhất.
Lộ quân bài trong tay áo
Bất kể một đội bóng nào muốn đăng quang ngôi vô địch đều cần những "sát thủ giấu mặt" tỏa sáng trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của đội bóng. Cần phải biết rằng, trong quá khứ chính Việt Nam đã trải qua những cảm giác vui buồn lẫn lộn đó.
Cụ thể, nhớ về trận chung kết ở Tiger Cup 1998 tại Hàng Đẫy đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của NHM. Trong khi hàng phòng ngự Việt Nam mải tập trung theo kèm các tiền đạo của Singapore, trung vệ Sasi Kumar đột nhiên như từ dưới đất chui lên ghi bàn quyết định.
Văn Hậu lập cú đúp, Hữu Thắng đã lộ bài "ẩn"?
Hay tại AFF Cup 2008, Việt Nam đã lên ngôi quán quân sau khi đánh bại kỵ giơ Thái Lan vớ́i tổng tỷ số 3-2 nhờ các bàn thắng của Công Vinh (cú đúp) và Vũ Phong. Tuy nhiên, để vào đến chung kết đội bóng của HLV Calisto đã phải nhờ đến bàn thắng duy nhất của quân bài dự phòng Quang Hải ở trận bán kết lượt về trên sân Singapore (lượt đi hòa 0-0).
Trước U22 Đông Timor, nhân tố ít được kỳ vọng là hậu vệ Đoàn Văn Hậu đã bước ra ánh sáng với một cú đúp bàn thắng. Chặng đường tìm đến với chiếc HCV môn bóng đá nam SEA Games lần đầu tiên trong lịch sử vẫn còn khá dài, liệu rằng HLV Hữu Thắng có đủ "quân bài trong tay áo" để sử dụng trong những thời khắc quyết định?
Nỗi lo Công Phượng
Ghi dấu ấn trong chiến thắng của đội nhà bằng 1 bàn thắng, nhưng không thể xem đó là màn trình diễn tốt của
Công Phượng. Vẫn còn khá nhiều tình huống "số 10" được chờ đợi nhất trong đội hình của Hữu Thắng bỏ lỡ. Công Phượng nói cách khác là hình ảnh chung của hàng công Việt Nam. Khâu dứt điểm vẫn rất đáng lo ngại, Văn Toàn xông xáo, thể hình mỏng cơm và có điểm yếu thể lực; trong khi Đức Chinh nhiều lần khiến CĐV nhà lo lắng trong những lần vứt đi bàn thắng ở thế đối mặt thủ môn đối phương.
Công Phượng chịu áp lực lớn
Mặt khác, chính sự kỳ vọng rất lớn của NHM và giới chuyên môn đối với Công Phượng cũng có thể khiến các cầu thủ khác cảm thấy tự ti. Họ rất dễ hình thành "phản xạ có điều kiện" là phải chuyền bóng cho ngôi sao người Nghệ An trong mọi tình huống dù đó có thể không phải giải pháp tốt nhất. Đó là còn chưa kể bản thân Công Phượng cũng chịu áp lực rất lớn phải tỏa sáng, phải giúp đội nhà đạt thành tích tốt mà lấy đi sự tự tin, thoải mái cho đôi chân lẫn khối óc.
Nguy cơ sớm "hết xăng"
Việt Nam thắng đậm rất đáng mừng, đặc biệt nó là một trận mở màn nhẹ nhàng tạo đà tâm lý tốt cho toàn đội trước khi "giao đấu" với các đối thủ mạnh dần lên như Indonesia hay Thái Lan. Tuy nhiên, hiện tượng "chóng nở" rất hay dẫn đến tình trạng "chóng tàn". Việt Nam đã có quá nhiều bài học về sự những lần khởi đầu suôn sẻ tại SEA Games, để rồi cuối cùng vẫn phải khóc hận trước ngưỡng cửa thiên đường.
Việt Nam có đi vào vết xe đổ năm 2009?
Ngược lại, chính những đội bóng khởi động chậm chạp lại thường bứt phá mạnh về cuối. Italia tại World Cup 1982 hay Bồ Đào Nha tại EURO 2016 đều suýt chết ở vòng bảng trước khi thẳng tiến tới ngôi vô địch.
Trên thực tế, không ít lần ĐT Việt Nam đã có cơ hội rất lớn để đăng quang tại AFF Cup hay SEA Games sau những trận đấu ấn tượng tại bán kết, thậm chí loại cả Thái Lan. Thế nhưng, cuối cùng vẫn phải ngậm đắng, điển hình là thất bại 0-1 trước Malaysia ở chung kết SEA Games năm 2009 dù trước đó đội bóng của HLV Calisto thắng chính đối thủ này tại vòng bảng 3-1.