Nước chủ nhà Malaysia của SEA Games 29 đang để lại những ấn tượng không hề tốt với các đoàn thể thao dù giải đấu chưa chính thức bắt đầu.
>>> Nhận định U22 Việt Nam - U22 Đông Timor (Bảng B - SEA Games 29)
>>> “Hiddink Đông Timor” quyết sống mái với U22 Việt Nam
Kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 được tổ chức tại Malaysia chính thức diễn ra từ ngày 19 đến hết ngày 30/8. Đây là lần thứ 6 trong lịch sử SEA Games được tổ chức tại Malaysia. Tưởng chừng với sự dày dạn trong khâu tổ chức, nước chủ nhà có thể đem tới một kỳ SEA Games suôn sẻ nhưng thực tế
Malaysia đang khiến đoàn thể thao các nước khốn đốn vì sự chuẩn bị có phần "kỳ lạ" của mình.
Đầu tiên, nước chủ nhà quyết định không xây dựng làng VĐV cho đoàn thể thao các nước như thông lệ. Điều này khiến cho các VĐV nước bạn gặp khó khăn trong việc ăn ở cũng như được đảm bảo an ninh. Đơn cử như đoàn Việt Nam, dù Tổng cục TDTT đã có chuẩn bị sẵn khi đi tìm phòng khách sạn cho đoàn từ... 3 tháng trước nhưng vẫn không tránh việc phải chia lẻ rải rác do đặc thù thi đấu của các môn.
Cơn đau đầu với bài toán làm sao quản lý được VĐV chưa hết thì nước chủ nhà lại ra một điều lệ "ngớ ngẩn" khác là cấm các đoàn sử dụng thức ăn chế biến cũng như đầu bếp riêng tại giải đấu. Tất cả đều phải sử dụng chung thực đơn do Đại học Y tế Malaysia thông qua. Lý do BTC đưa ra là không kiểm soát được khi các đội có đầu bếp riêng dẫn đến VĐV có thể bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, Malaysia phần đông là người đạo Hồi, thức ăn sẽ không hợp với các đoàn đại đa số theo đạo Phật như Việt Nam hay Thái Lan. Chưa kể đến, chế độ ăn riêng biệt của các VĐV sẽ không được đảm bảo và ảnh hưởng tới thành tích thi đấu.
Bóng đá là một thi đấu đầu tiên của
SEA Games 29 và những bất cập được hiện rõ ngay với những "ưu ái" dành cho đội chủ nhà khi Malaysia được quyền chọn bảng đấu, điều chưa từng diễn ra trong lịch sử. Malaysia còn được thi đấu cả 4 trận vòng bảng trên 1 sân duy nhất, Shah Alam trong khi Việt Nam và Thái Lan phải thay phiên đá tại 2 sân Shah Alam và Selayang, cách nhau tới 40 km. Tiếp theo, BTC đột nhiên đổi lịch thi đấu của bảng B (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Đông Timor, Philippines, Cambuchia) mà không hề báo trước cho các đội tuyển.
Ngay cả trong những buổi tập luyện, nước chủ nhà cũng không tạo điều kiện tốt nhất.
U22 Việt Nam luôn gặp khó khăn kể từ bước chân tới Malaysia. Dù địa điểm chỉ nằm trong khuôn viên đại học quốc gia Malaysia nhưng chúng ta luôn bị muộn giờ tập với những lý do cực kỳ lãng xẹt như hướng dẫn viên nhầm sân dù là người bản địa hay phải ngồi ngoài chờ vì... sân tập khóa cửa. Không chỉ Việt Nam, Đông Timor cũng gặp rắc rối khi chỉ được tập khoảng 30/60 phút thời lượng được dùng sân do... không có nước uống.
Tuyển nam đã vậy, đội bóng nữ của Việt Nam cũng gặp khó khăn khi phải ăn mỳ tôm chống đói khi vừa đặt chân tới Malaysia vì khách sạn... hết đồ ăn. Các VĐV cũng phải ở rải rác từ tầng 18-43 của khách sạn khiến cho việc quản lý rất khó khăn. Nhưng hai đội tuyển bóng đá nam và nữ vẫn còn gặp may khi được ở chung một khách san còn đội điền kinh Việt Nam phải chia ra ở tới 3 khách sạn khác nhau.
Với phong cách tổ chức có phần hời hợt và chèn ép của nước chủ nhà Malaysia thì SEA Games 29 hứa hẹn sẽ là một kỳ đại hội thể thao đầy "sạn". Nhưng trên hết, đoàn thể thao Việt Nam sẽ vươn mình trong khó khăn và dành những thành tích cao nhất, mang vinh quang về cho Tổ Quốc.
Lịch thi đấu của U22 Việt Nam tại SEA Games 29: