>>> Marcos Rojo trên đường rời M.U tới Villarreal
Dễ phải có đến 20 cái tên được FA (Liên đoàn bóng đá Anh) đưa vào danh sách ứng cử ghế HLV trưởng đội tuyển Anh. Nhưng cho đến lúc này, cuộc tranh cãi xem ai xứng đáng ngồi vào ghế nóng Tam sư vẫn chưa đến hồi kết. Thậm chí, người ta còn đưa vấn đề này ra rộng rãi công luận để bàn như … bầu cử thủ tướng.
Mà trên thực tế, chức vụ thủ tướng Anh cũng cần cả một quá trình vận động hành lang dài hạn, kế hoặc cải tổ, được Nữ hoàng ủng hộ … Đấy là khi một chính trị gia muốn làm người đứng đầu chính phủ. Trở lại vấn đề “ghế nóng” tuyển Anh, người ta có khi nào đặt câu hỏi xem liệu có ai muốn “vận động hành lang” hay đúng hơn là muốn thực sự làm HLV trưởng.
Ai cũng biết, ĐT Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm của báo chí. Phần lớn cầu thủ tuyển Anh đều là ngôi sao ở các CLB lớn. Tính giải trí trên mặt sân cỏ của Tam sư nhiều bao nhiêu thì trên các mặt báo, tính thời sự về các cầu thủ cũng nhiều không kém. Và vô tình, chính báo chí Anh khiến cuộc chiến “ghế nóng” trở lên kịch tính như “bầu thủ tướng”.
Người Anh đang sa đà vào cuộc chiến tìm kiếm thuyền trưởng cho Tam Sư
Vậy ai đủ sức làm thầy của các ngôi sao tuyển Anh. Ai cũng được, từ Arsene Wenger, Eddie Howe, Sam Allardyce hay chính HLV vừa mới bị sa thải Hodgson. Vấn đề ở chỗ người phù hợp thì đã phải rời ghế (Hodgson) còn người được bàn luận đến thì vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng.
EURO 2016, những người không bỏ sót trận đấu nào của giải đấu lớn nhất lục địa già chắc hẳn sẽ nhận ra tầm quan trọng của HLV trưởng. Ngay cả hành trình tiến đến ngôi vô địch của Bồ Đào Nha, đội bóng vốn được ví là Brazil của châu Âu bởi lối đá tấn công cống hiến, hoa mỹ cũng bỗng chốc trở thành Hy Lạp của năm 2016.
Lối chơi phòng ngự phản công dù xấu xí nhưng không phủ nhận đem lại rất nhiều hiệu quả mà kết quả cuối cùng là cúp vô địch. Cũng cần phải nhớ đến HLV Italia - Antonio Conte, người ta đã thấy vị chiến lược gia này xoay sở giỏi thế nào trước những đối thủ lớn như Tây Ban Nha hay Đức khi mà trong tay hầu hết toàn lão tướng. Dừng bước trước Cỗ xe tăng suy cho cùng cũng chỉ tại loạt luân lưu đầy may rủi bởi công bằng mà nói, Conte và các học trò đã thắng về thế trận và tinh thần.
Trở lại vấn đề tuyển mộ HLV ĐT Anh, năm 2012 khi FA lựa chọn Hodgson, báo chí Anh cũng từng chạy hàng vô số tít trên trang chủ của mình với nội dung đại khái tin tưởng cũng như đặt nhiều kỳ vọng vào tân HLV mới. Kết quả là tại EURO 2016, ĐT Anh phải dừng bước trước một Iceland nhỏ bé.
HLV Sam Allardyce
Đến lúc này, lỗi tất nhiên đổ hết lên đầu vị thuyền trưởng “tội nghiệp”. Người cho rằng lối chơi của Hodgson áp cho các học trò không hợp lý, người cho rằng Hodgson chỉ phù hợp với những đội bóng có ít ngôi sao hoặc không có, thậm chí có ý kiến còn cho rằng bởi Hodgson … không hiểu bóng đá Anh.
Vậy là FA đặt ra một trong những tiêu chuẩn đầu tiên cho “ghế nóng” là các HLV phải nói lưu loát tiếng Anh và hiểu rõ Premier League. Nếu đây là tiêu chuẩn để Tam sư thành công, ắt hẳn Liên đoàn bóng đá xứ sương mù phải nhìn lại các CLB thi đấu trong nước. Hiếm khi nào có nhiều hơn 5 đội bóng tại giải Ngoại hạng dùng nhiều hơn 5 HLV nội. Rõ ràng điều kiện này chỉ đang chứng tỏ FA bế tắc trong việc tìm thầy cho “bầy sư tử”.
Cứ coi như FA đúng, cuối cùng người ta có thể tìm ra cái tên hợp lý nhất - Sam Allardyce. Nói về chuyện rành tiếng anh và hiểu rõ Premier League, Sam Allardyce là một ứng viên sáng giá nhất. Đứng trên quan điểm khách quan, đúng là Sam Allardyce rất giỏi sử dụng tốt nhất những cầu thủ sẵn có. Dẫu vậy cũng không thể khẳng định trước được điều gì bởi cũng năm 2012, Hodgson nhận được những lời “tâng bốc” tương tự để rồi phải nhận thất bại.
Câu chuyện người Anh đi tìm thuyền trưởng vẫn chưa đến hồi kết. Sam Allardyce, Arsene Wenger hay Eddie Howe … ai sẽ ngồi vào “ghế nóng” Tam sư?