Chinese Super League (kỳ cuối): Khi chính quyền vào cuộc

09-10-2017 11:53
Trước khi đổ tiền của vào TTCN, các nhà đầu tư Trung Quốc đã hy vọng quốc gia của họ sẽ thống trị bóng đá thế giới trong… 50 năm nữa.
>>> Chinese Super League (kỳ 1): Tan mộng bá chủ​
>>> Chinese Super League (kỳ 2): Tiền đã đổ đi đâu?

Tại Trung Quốc, thể thao nói chung có liên quan mật thiết đến chính trị. Sự lớn mạnh của nền thể thao nước này là thước đo cho sự phát triển về kinh tế, nó còn là công cụ thể hiện sức mạnh mà chính quyền muốn cả thế giới được đích mục sở thị. Bóng đá không nằm ngoài sự kiểm soát của đất nước hơn 1,3 tỷ dân. Từ đầu tư ồ ạt cho đến nguy cơ tan vỡ, đã đến lúc chính quyền phải vào cuộc ngăn Chinese Super League sớm đến giai đoạn thoái trào. 

Hơn 3 năm “đại cách mạng” bóng đá chuyên nghiệp, Chinese Super League thu về cả tá ngôi sao từ mới nổi, thành danh cho đến già cỗi. Lượng khán giả theo thống kê được công bố từ các SVĐ tăng lên tới gần 6 triệu lượt, gấp hơn 4 lần so với 10 năm trước. Chỉ tính hơn 10 vòng đấu mùa giải năm nay, số người quan tâm và theo dõi trực tiếp tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Từ 7 triệu bảng của Siemens mùa giải đầu, nay giải có nhà tài trợ mới là Ping An Insurance với số chi gần 26 triệu bảng. 

Vươn ra khỏi phạm vi châu lục, Chinese Super League thu hút và trở thành “món ăn mới lạ” cho các khán giả ở Nam Mỹ, Brazi, Ý hay thậm chí ngay tại nước Anh. Ba ông lớn thi nhau đầu tư mua bản quyền truyền hình là Sky Sport, Dsport và Fox Sports... Tại Việt Nam, kênh truyền hình K+ cũng nhanh chân sở hữu bản quyền phát sóng để phục vụ khán giả trong nước. Kèm theo đó, số tiền thu về không hề nhỏ, “chiếc bánh thị phần” lần lượt được chia cho các đội bóng tham dự. 


CSL đang thu về được “miếng bánh” béo bở từ bản quyền truyền hinh

Nhưng mối lo ngại bắt đầu rấy lên, Chinese Super League hoàn toàn có thể tan vỡ. Truyền hình, khán giả, cầu thủ rất có thể sẽ rời bỏ giải đấu không thương tiếc. Lý do là bởi những bê bối về tài chính như đã nhắc tại Chinese Super League kỳ 2. Chỉ cần 1 trong số 13 đội bóng đang vướng mắc vào nợ xấu phải giải thể, hiệu ứng dây chuyền là điều khó tránh khỏi. 

Tất nhiên, chính quyền không khoanh tay đứng nhìn. Họ từng vận động các tập đoàn kinh tế lớn đổ tiền vào làm bóng đá, thậm chí trích một phần ngân sách để cứu các đội bóng trên bờ vực phá sản. Song phải bắt đầu từ đâu để Chinese Super League đi từ thoái trào đến phục hưng và hoàn thiện. Nghe thì có vẻ như cả một quãng thời gian dài trôi qua, song thực tế mới chỉ có hơn 3 năm bóng đá Trung Quốc trải qua hết các cung bậc cảm xúc, hy vọng để rồi lo lắng tột cùng. 

Jorge Mendes hay Mino Raiola sắp “hết đất làm ăn” tại Chinese Super League. Lý do là bởi nhận ra sự bất cập trên TTCN, hội đồng nhà nước đã thắt chặt một số quy định về việc mua bán cầu thủ. Cụ thể trong trường hợp bất kỳ hợp đồng nào có mức chuyển nhượng trên 5,3 triệu bảng, CLB chủ quản phải tuân thủ nguyên tắc bỏ ra bằng ấy tiền để nộp lại cho quỹ phát triển bóng đá trong nước. Nôm na có thể hiểu nhà nước đang đánh thuế 100% cho những “món hàng đặc biệt”. 


Lo ngại giải đấu đi đến hồi thoái trào, chính quyền trung quốc quyết định vào cuộc

Quả là một quyết định điên rồ nhưng lại vô cùng hợp lý. Liệu bất kỳ CLB nào của Trung Quốc dám bỏ ra 100 triệu bảng cho bất kỳ ngôi sao nào họ muốn đưa về, để rồi lại thêm bằng ấy tiền chỉ để đóng góp cho quỹ phát triển. Nghĩa là chính sách này bước đầu khiến Chinese Super League bớt “ngông cuồng” trên chợ người. Ngoài ra, để hạn chế ngoại binh, chính quyền chỉ đạo cho BTC hạn chế số cầu thủ nước ngoài có mặt trên sân của mỗi đội bóng dừng lại ở con số 3. 

Lại thêm một quyết định hợp lý nữa. Chinese Super League quy định mỗi đội phải có ít nhất 2 cầu thủ thuộc lứa tuổi U23. Điều đó chứng tỏ ngoài tiền, người Trung Quốc đã biết quan tâm nhiều hơn tới thế hệ trẻ. Bóng đá được xây dựng từ gốc rễ chắc chắn bền vững hơn, cầu thủ bản địa chẳng thế mà được ưu tiên nhiều hơn trên sân.

Giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về bóng đá Trung Quốc thuộc đại học Salford nói với Sportsmail: “Chính phủ Trung Quốc rất thường xuyên có tầm nhìn về đất nước. Bóng đá là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt. Với ba quy định mới: 100% thuế cho các cầu thủ, hạn chế ngoại binh và phát triển bóng đá trẻ, Chinese Super League dần cho thấy sự hợp lý”. “Thực tế họ đang ngăn dòng tiền chảy ra nước ngoài, bóng đá không phải là nghành công nghiệp duy nhất bị rơi vào tình trạng khó khăn trong hơn 1 năm qua. Bất động sản, tài chính, giải trí và kỹ thuật đều bị hạn chế” - Giáo sư Chadwick nói thêm. 

Trên thế giới, chỉ Trung Quốc mới dám liều mình làm bóng đá kiểu “tiền đè chết người”. Đương nhiên ưu nhược điểm đã, đang và sẽ bộc lộ. Chưa ai biết Chinese Super League đi đến đâu, song bước đầu của động thái điều chỉnh đến từ Hiệp hội bóng đá - hay nói đúng hơn là chính quyền Trung Quốc ít nhiều đem lại điểm sáng. Điều cuối cùng, hy vọng trong tương lai không xa Chinese Super League vươn tới cả tầm, tài với các giải đấu hàng đầu châu Âu, thêm món ăn tinh thần nữa cho những người yêu mến túc cầu trên toàn thế giới. 
Tùng Linh/ theo Thể Thao Ngày Nay

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]