Chinese Super League (kỳ 2): Tiền đã đổ đi đâu?

06-10-2017 10:39
Trước khi đổ tiền của vào TTCN, các nhà đầu tư Trung Quốc đã hy vọng quốc gia của họ sẽ thống trị bóng đá thế giới trong… 50 năm nữa.
>>> Chinese Super League (kỳ 1): Tan mộng bá chủ
>>> Hòa thất vọng, Argentina nguy cơ vỡ mộng World Cup

Dùng tiền khuynh đảo thế giới chuyển nhượng, trở thành trung tâm trung chuyển tiền tệ lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Anh. Ai cũng hiểu khoản tiền đầu tư dùng để làm gì: mua sắm cầu thủ, trả lương, xây dựng cơ sở vật chất… Nhưng ít ai thắc mắc đằng sau đó, nguồn tiền được lấy từ đâu nếu không phải các nhà đầu tư, triệu phú hay bất kỳ công ty nào muốn tham gia lĩnh vực thể thao. 

Ở Trung quốc, bóng đá có liên quan đến chính trị. Thực tế Chinese Super League có thể “làm vương làm tướng” trên TTCN một phần là nhờ vào chính phủ nước này. “Nếu chính phủ nói với một công ty rằng hãy đầu tư vào CLB bóng đá, sẽ không có ai phản đối và tiền bắt đầu đổ ra” - Giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về tài chính bóng đá Trung Quốc thuộc Đại học Salford, nói với Sportsmail. 

“Ngay cả khi các tập đoàn không đủ tiềm lực để tham gia, nhà nước sẽ tìm cách duy trì nguồn tài chính dồi dào cho mỗi đội bóng, nghĩa là toàn bộ giải đấu” - Giáo sư Simon Chadwick nói thêm. Trong hệ thống lãnh đạo của liên đoàn thể thao, nhân vật quyền lực nhất sẽ được chính quyền hậu thuẫn và chỉ định. Với những người phản đối họ sẽ sớm bị loại ra. Điều này lý giải vì sao mãi cho đến tận bây giờ vẫn tồn tại nhiều tiêu cực từ thượng tầng vẫn chưa được xử lý. 


Chinese Super League đang nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ chính quyền Trung Quốc

Suning - ông chủ sở hữu CLB Giang Tô thậm và cũng là đồng sở hữu Inter Milan đang bị điều tra về các hoạt động rửa tiền. Bên cạnh đó, một vài cá nhân khác như Madrid Wanda - ông chủ của CLB Wolves Fosun (đồng sở hữu Atletico Madrid) cũng bị cục tài chính Trung Quốc đặt trong vòng nghi vấn. Lý do hợp lý nhất mà báo chí phương Tây đồn đoán chỉ cùng 1: đổ tiền đầu tư sang các CLB nước ngoài.
 
Một địa chỉ nữa để nguồn đầu tư tài chính của bóng đá Trung Quốc đổ về - tài khoản của các cầu thủ. Năm 2016, Chinese Super League trả lương cho các ngôi sao nước ngoài nhiều hơn bất kỳ giải đấu nào trên hành tinh, thực trạng này vốn duy trì từ năm 2014. Tuy nhiên, hàng loạt CLB đứng trên bờ vực phá sản vì thu không đủ chi. Có tới 13 cái tên được coi là “đại gia” của Chinese Super League đang nợ lương cầu thủ - thống kê từ Sportsmail cho hay.

Chinese Super League bị thâm hụt nặng từ các vụ mua - bán ngôi sao. Thượng Hải chi 46 triệu bảng để chiêu mộ Hulk khi anh mới 29 tuổi, chi 57 triệu bảng cho Oscar đang thời kỳ đỉnh cao phong độ (chuyển đến từ Chelsea) ở tuổi 25. Đội Giang Tô đầu tư 41 triệu bảng để đánh bại Juventus trong cuộc đua giành Alex Teixeira khi anh 26 tuổi và còn cả sự nghiệp hứa hẹn phía trước… Như phân tích ở Chinese Super League kỳ trước, môi trường thi đấu của Giải bóng đá nhà nghề Trung Quốc (Chinese Super League) khiến tài năng của họ bị mai một, nghĩa là sau một vài năm sử dụng, “phí hao mòn” của các ngôi sao này lên tới nhiều triệu bảng. 


Bảng xếp hạng FIFA tính đến tháng 01/2017, Trung Quốc đứng thứ 77

Nhưng đừng lo, đất nước Trung Quốc với 1,3 tỷ dân là nguồn lực vô hạn. Hơn thế nữa, chủ tịch Tập Cận Bình - người ôm mộng đưa đất nước trở thành bá chủ trên tất cả các lĩnh vực bao gồm cả bóng đá là một fan hâm mộ nhiệt thành. Trong khi giống đại đa số các quốc gia châu Á, việc làm ăn còn dựa nhiều vào các mối quan hệ thì khó có chuyện tài chính cạn kiệt. 

Người Trung Quốc đang “đốt cháy giai đoạn” và dùng chiến thuật lấy thịt đè người. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất thì lại quá xa vời - đưa ĐTQG thống trị thế giới bóng đá. Tháng 1/2017, sau hơn 3 năm làm “cách mạng bóng đá”, các cầu thủ nội của họ chẳng học được gì từ các chân sút nước ngoài. Đội tuyển Trung Quốc vẫn chỉ quanh quẩn ở vị trí ngoài 70 trên BXH FIFA. Cụ thể hiện tại họ đứng thứ 77, xếp trên Qatar 1 bậc và dưới cả Honduras, Israel hay Uzbekistan - những quốc gia vốn có nền kinh tế đang gặp khó khăn. 

Trước thực trạng trên, chính quyền Trung Quốc bắt đầu vào cuộc thêm một lần nữa. Nhưng liệu cải cách của họ đem lại lợi ích gì và tương lai Chinese Super League sẽ ra sao. Một học giả trong nước, người đã theo dõi bóng đá Trung Quốc từ thuở sơ khai cay đắng nói rằng: bóng đá Trung Quốc sắp chìm và tiền thì vung ra không đúng cách.

*(Kỳ 3) Chinese Super League: Khi chính quyền vào cuộc
Tùng Linh/ theo Thể Thao Ngày Nay

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]