Chinese Super League (kỳ 1): Tan mộng bá chủ

05-10-2017 10:48
Trước khi đổ tiền của vào TTCN, các nhà đầu tư Trung Quốc đã hy vọng quốc gia của họ sẽ thống trị bóng đá thế giới trong… 50 năm nữa.
>>> Lukaku ẵm giải cao quý đầu tiên tại M.U
>>> Barcelona lại thi đấu mà không có khán giả?

Cách đây 2 năm, các đội bóng Trung Quốc nổi lên như những gã trọc phú với một loạt lời đề nghị “không tưởng” chỉ để đưa về các ngôi sao từ đang thi đấu nổi bật cho đến hết thời. Mục tiêu của họ là khiến giải Chinese Super League (CSL - VĐQG Trung Quốc) tràn ngập siêu sao, giúp các cầu thủ nội cọ sát học hỏi kinh nghiệm, ngày càng mạnh hơn. Cuối cùng, tham vọng của quốc gia đông dân nhất thế giới là… làm "bá chủ" môn bóng đá, vô địch World Cup. 

Nhưng ai cũng biết điều đó là quá viển vông, phi lý và phi thực tế. Carlos Tevez - tiền đạo người Argentina kiếm được hơn 600.000 bảng một tuần tại Thượng Hải từ lương và các nguồn thu nhập khác cay đắng nói về CSL: “Họ sẽ không vươn được ra tầm thế giới, ít nhất là 50 năm nữa. Cầu thủ bản địa ở đây không có kỹ thuật, họ còn thi đấu thiếu chuyên nghiệp và cách hành xử cũng vậy. Đôi khi trên sân những trận đấu bị vỡ vụn vì va chạm”. 

Còn với Pierre-Emerick Aubameyang, tiền đạo Dortmund từng nhiều lần từ chối các lời đề nghị hấp dẫn từ CSL thì mỉa mai: “Không có chuyện tôi chuyển đến Trung Quốc, ngay cả việc đàm phán chuyển nhượng của họ cũng thiếu chuyên nghiệp và không bao giờ tỏ ra nghiêm túc. Đừng hủy hoại sự nghiệp của bạn hoặc tới Trung Quốc và kiếm tiền”. 


Carlos Tevez kiếm được hơn 600.000 bảng một tuần tại CSL

Đằng sau tất cả sự hào nhoáng, CSL bắt đầu bộc lộ nhiều tồn tại có thể dẫn đến diệt vong. Thứ Ba tuần trước, Thiên Tân Quanjian - đội bóng do HLV Fabio Cannavaro dẫn dắt - bắt đầu bị điều tra bởi LĐBĐ Trung Quốc vì vi phạm một loạt quy định tại quốc gia này. Nhiều cái tên khác cũng bị “sờ gáy” vì hoạt động chuyển nhượng thiếu minh bạch. Thông tin từ báo chí, khoảng 13 đội có nguy cơ bị loại khỏi giải nếu cuộc điều tra hoàn tất, đi đến kết luận cuối cùng. 

Sau 1 năm rưỡi nở rộ và gây được tiếng vang lớn, đồng Nhân dân tệ đã không còn đủ sức nặng. Hàng núi tiền đã được chi ra và cuối cùng CSL chỉ làm trò cười cho cả thế giới. “Trưởng giả học làm sang” hay đằng sau đó là một loạt những hoạt động mờ ám của các ông chủ lắm tiền nhiều của. Chúng ta sẽ không bàn đến vấn đề chính trị ở đây, nhưng quả thật muốn vươn tầm thế giới, người Trung Quốc phải tỏ ra chuyên nghiệp hơn thế nữa. 

Thời kỳ cao trào “kế hoạch thống trị thế giới” của bóng đá Trung Quốc nhìn bằng lăng kính tích cực cũng đem lại cho lớp trẻ nước này nhiều lợi ích. Con em của các gia đình Trung hoa giờ đây có nhiều hơn cơ hội được học tập tại các trường đào tạo mọc lên như nấm sau mưa. Trung Quốc ít nhiều cải thiện được vị trí của mình trên BXH FIFA (tính riêng đội tuyển bóng đá nam). Một điều nữa, giải VĐQG Trung Quốc giờ đây luôn có 1 đến 2 ngôi sao xuất hiện trên sân ở mỗi trận đấu, thu hút thêm khán giả đến sân hoặc theo dõi qua sóng truyền hình. 


Số tiền chuyển nhượng của các CLB Trung Quốc tăng chóng mặt chỉ trong vòng 3 năm 

Một thống kê khiến người ta không khỏi “giật mình” vì độ chịu chơi của CSL. Năm 2014, tổng chi phí chuyển nhượng của tất cả các đội bóng tại giải chỉ khiêm tốn ở mức chưa đầy 90 triệu bảng. Năm 2015, con số này tăng lên gấp rưỡi: xấp xỉ 130 triệu bảng. Năm 2016, số tiền tăng kỷ lục với gần 350 triệu bảng được bỏ ra - nhiều gấp 3 số tiền mà toàn bộ các CLB khác thuộc liên đoàn bóng đá châu Á chi tiêu cho chuyển nhượng. 

Ý tưởng của người Trung Quốc rất đơn giản, bơm tiền vào các trận đấu, nuôi dưỡng và phát triển tài năng. Nhưng như Tevez đã nói, các cầu thủ Trung Quốc chưa có kỹ năng, họ cũng không có HLV phù hợp, công tác đào tạo, quản lý quá yếu kém. Đây là một phần lý do các cầu thủ bản địa luôn bị trả lương thấp hơn, tập luyện nhiều hơn những ngôi sao người nước ngoài.

Ở cấp độ ĐTQG, đội bóng của đất nước hơn 1 tỷ dân sớm chấm dứt giấc mơ Nga sau thất bại tại vòng loại World Cup 2018. Nhưng giấc mơ của người Trung Quốc sẽ đi về đâu khi mà ngay chính họ còn chưa biết hàng tá các khoản tiền “kếch xù” bỏ ra đã thu về lợi ích gì về mặt chuyên môn. 

*(Kỳ 2) Chinese Super League: Tiền đã đổ đi đâu?
Tùng Linh/ theo Thể Thao Ngày Nay

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]