Chân dung ĐT Việt Nam: Bên cạnh cúp vàng là sứ mệnh, là tình yêu

20-11-2016 16:47
Cú đánh đầu ngược kỳ diệu phút cuối của Công Vinh là điểm nhấn đáng nhớ nhất của ĐT Việt Nam tại các kỳ AFF Cup. Trước và sau đó, chúng ta có gì?

1 khoảnh khắc thăng hoa, cả thập kỷ le lói

Những ký ức tư liệu về lịch sử giải đấu này, chắc chắn không khỏi gợi lại những kỷ niệm vừa sôi nổi của bóng đá Việt Nam nhưng không kém phần “thương đau”, lăn theo nhiều thế hệ cầu thủ.

Niềm thương đau, hẳn nhiên dày vò nhất đấy là chỉ duy nhất một lần Việt Nam vô địch giải đấu này, trong bối cảnh chúng ta luôn được coi là ứng cử viên nặng ký của chức vô địch qua các thời kỳ. Bất cứ lý do gì, với sự đầu tư của xã hội và Nhà nước dành cho bóng đá quá đặc biệt, chỉ một lần vô địch đấu trường khu vực, là nỗi đau không thể nguôi ngoai.


AFF Cup 2008 là tất cả những gì đáng nhớ nhất của Việt Nam tại sân chơi Đông Nam Á
 
Đã 8 năm kể từ AFF Cup 2008, gần một thập kỷ NHM thèm khát giấc mơ vàng. Hãy nhìn hiệu ứng tích cực của chiến tích năm 2008 để thấy rằng, bóng đá và thành tích của ĐT Việt Nam quan trọng với nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc này như thế nào. Sự sôi nổi, dứt khoát đấy là chạm vào những khoảnh khắc mà trong mỗi chúng ta, đã có lần xuống đường hò reo cùng các ĐTQG ở SEA Games, Tiger Cup trước đây, hay từng nghẹn ngào trong một niềm vui riêng mà bóng đá nước nhà mang lại.
 
Bóng đá, bản chất là trò chơi, mang lại niềm hứng khởi cho mọi người, có những sứ mệnh và thông điệp mà khó có môn thể thao nào sánh kịp. Hay ở chỗ, chưa hẳn thành tích là số một. Bằng chứng rõ nhất, quá ít lần các thế hệ cầu thủ ta đáp ứng được nguyện vọng thành tích của người hâm mộ cả nước, nhưng không vì thế mà thiếu đi nhưng khoảnh khắc phát cuồng vì bóng đá.

Nỗi niềm gửi đội bóng áo đỏ

Có điều, như một sự thật đau lòng, càng ngày sự đầu tư niềm kỳ vọng của xã hội dành cho cầu thủ lớn chừng nào, thì sự thất vọng tỷ lệ thuận, niềm háo hức, đam mê mà các ĐT mang lại cứ nhạt phai dần. Cầu thủ giàu có ra thật đấy, chơi bời cũng ghê gớm, nhưng khi ra sân sản phẩm mang lại cứ nhàn nhạt.
 
Các ĐTQG chúng ta mỗi lần lâm trận, các đối thủ khu vực phải “khóc thét” nếu biết được giá trị chuyển nhượng ở sân cỏ Việt, vậy mà cảm xúc mang lại quá ít ỏi. Điều đó làm người ta gợi nhớ đến thời bao cấp, ăn độn “bo bo”, nhưng trên các khán đài từ Nam đến Bắc không khi nào vắng khán giả.


Điều đọng lại sau cùng, vẫn là những chiến thắng
 
Điều đó, gợi nhớ đến những lời nhạc chế như còn nhảy múa lô tô trong lòng mọi người: “Đá bóng với đá cầu Hồng Sơn nhảy lên đánh đầu, ông Riedl gật đầu cho vào đội tuyển quốc gia. Minh Hiếu ra, Lê Huỳnh Đức nhảy vào, anh sút xa ghi bàn thắng một đều…”.
 
Và đương nhiên, gợi nhớ đến hình ảnh những cậu bé trên mọi ngả đường đất nước tự hào với tấm áo có số và tên tuổi thần tượng của mình. Không những thế, rất nhiều người lớn trong mỗi chúng ta cũng có không ít kỷ niệm ngọt ngào của bóng đá nội thời hoa đỏ. Giờ đây, khi ĐTQG sắp lâm trận, dù yêu lắm nhưng vẫn không khó cảm nhận sự háo hức của người hâm mộ có khoảng cách quá xa so với chục năm trước. Không có ngôi sao nào đủ sức lay động lòng người. Đấy là mục đích của bóng đá chuyên nghiệp ư?


Tiger Cup 96 là một giải đấu thành công nhất định với ĐT Việt Nam
 
Đã có quá nhiều phân tích, rằng nếu lần này thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng vô địch, sẽ thổi một nguồn cảm hứng lớn, hay nói cách khác mang lại chút niềm tin, không chỉ cho bóng đá nước nhà vốn chìm trong muộn phiền. Thôi đành, hãy vì sứ mệnh cốt tử đó, trước khi mang đến những khoảnh khắc bất diệt trong lòng người hâm mộ như thế hệ vàng trước đây đã làm được.

Không chỉ là Tuấn Anh, không chỉ là Công Phượng

Bóng đá Việt Nam từng 2 lần sở hữu các lứa cầu thủ mà chúng ta gọi là thế hệ vàng. Thế hệ vàng đầu tiên của những Huỳnh Đức, Hồng Sơn đã trôi xa vào dĩ vãng. Thế hệ vàng của Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh trở thành nỗi đau của cả dân tộc. Cả hai thế hệ ấy, dù nhận được muôn vàn kỳ vọng, nhưng đều kết thúc trong nỗi thất vọng xen lẫn nuối tiếc.

Ở giải đấu lần này, người ta kỳ vọng vào lứa cầu thủ trẻ đến từ học viên bóng đá Hoàng Anh Gia Lai lắm lắm. Vì thế, khi thông tin Nguyễn Tuấn Anh phải về nước sớm vì chấn thương, NHM thực sự bị sốc. Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường hay Văn Toàn… vốn nhận được nhiều cảm tình của NHM sau giải vô địch U19 Đông Nam Á mở rộng năm 2014. Tuấn Anh còn là một trong ba cầu thủ được đi “du học”, nằm trong kế hoạch nâng cao nguồn sức mạnh cho đội tuyển.


Tuấn Anh về nước, song không vì thế mà sự kỳ vọng của NHM giảm đi
 
Nhưng có một thực tế là, ở những giải đấu như AFF Cup 2002 và đặc biệt là AFF Cup 2008 - những giải đấu mà xuất phát điểm của chúng ta thấp hơn các đối thủ một khoảng cách rất xa, thì đội bóng lại trở nên gắn kết và chơi thứ bóng đá đầy khó chịu với các đối thủ.

Thế nên, điều cốt lõi không phải là các cá nhân của ĐT Việt Nam xuất sắc hơn đối thủ hay không, mà là lối chơi mà HLV Hữu Thắng xây dựng cho toàn đội như thế nào. Và hơn hết, là các tuyển thủ có thực sự chiến đấu vì ngôi sao vàng trước ngực hay không? Bạn bè quốc tế đặt cho ĐT Việt Nam biệt danh Golden Stars - Những ngôi sao vàng. Hãy chiến đấu vì sức mạnh tập thể, vì chiến thắng cuối cùng. Khi đó, tự khắc người hâm mộ sẽ ghi nhớ họ là những ngôi sao trong tâm khảm, trong niềm tự hào hai tiếng Việt Nam!
Dược Sơn/ theo 90phut.vn

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 joe.doe@example.com