Ronaldo, chuyện chàng thủ quân... bất đắc dĩ

18-06-2016 15:56
Đêm nay, Ronaldo sẽ xác lập một kỷ lục mới cho riêng anh. Bồ Đào Nha chờ đợi CR7 sẽ tỏa sáng, sẽ cứu rỗi đội bóng như anh vẫn làm trong suốt 1 thập kỷ qua. Nhưng...

Video Bồ Đào Nha 1-1 Iceland (bảng F EURO 2016)
 
12 năm trước, ở tuổi 18, Ronaldo tham dự kỳ EURO tổ chức ở quê nhà. Đó cũng là giải đấu cấp quốc tế đầu tiên của Ronaldo, chỉ một năm sau khi anh gia nhập M.U.
 
Ấn tượng đầu tiên về Ronaldo trong mắt thế hệ vàng bóng đá BĐN là cậu thanh niên mới lớn muốn ra vẻ ta đây. Đầu đội ngược mũ hip-hop theo phong cách giới cổ động bóng chày, tai đeo headphone bật những bài hát xập xình mà cảm giác, bạn có thể nghe rõ mồn một từ cách đấy cả dặm.


Có một Ronaldo cô đơn tại tuyển Bồ
 
Trong buổi tập đầu tiên chuẩn bị cho chiến dịch, Ronaldo cố tỏ ra nổi bật bằng cú bứt tốc đoạn ngắn. “Bình tĩnh, giữ nhịp của toàn đội ”, bậc đàn anh Rui Costa nhắc nhở.
 
Nhóm bô lão của đội không thích bầu không khí êm ả thường thấy ở bán đảo Iberia bị phá vỡ bởi thằng nhóc mới nổi. Pinto, Figo, Xavier hay Bento – những công thần của bóng đá nước nhà bao năm qua cần sự tôn trọng đúng mực.
 
Họ là lứa cầu thủ  từng vô địch giải U20 thế giới cách đấy 13 năm. Quá nhiều trả nghiệm để trở thành người dẫn lối dân tộc.
 
Ronaldo như phần pate bị kẹp chặt trong ruột bánh mỳ. Bản CV gồm giải U20 Toulon hay danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận giao hữu gặp Kazhastan cách đó 1 năm không có nhiều ý nghĩa.
 
Xung quanh anh là các bậc bô lão được phát hiện bởi HLV đương thời Felipe Scolari, vị chiến lược nổi tiếng với kỹ năng quản lý phòng thay đồ như một thứ nghệ thuật.


Ronaldo là một cậu bé khó ưa trong mắt các đàn anh
 
Scolari tham gia chẳng thiếu buổi tiệc nào của học trò. Ông cũng hay đùa, thích pha trò trên sân tập cho bầu không khí học thuật đỡ nặng nề. Nhưng giữa Scolari và cầu thủ luôn tồn tại một khoảng cách vừa đủ, để trong mọi hoàn cảnh, giới quần đùi hiểu rằng: Đừng giỡn mặt với lão già này.
 
Trong 9 tháng cầm quân, Scolari đã tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh cho anh em. Bây giờ, việc của ông là dung hòa nhóm ngôi sao gạo cội và những viên ngọc thô của bóng đá nước nhà. Mà khó khăn nhất, là làm thế nào “trị” được Ronaldo.

Big Phil không thể ngó lơ sức sáng tạo và nguồn năng lượng vô hạn của Ronaldo, nhưng ông không chịu nổi hành vi của cầu thủ này tại trại huấn luyện. Anh ta và cái mũ dị hơm kè kè như hình với bóng, từ giấc ngủ tới bữa ăn.
 
Thái độ chỏng lỏn và lấc cấc của Ronaldo làm Scolari muốn phát điên. Ông định bụng kìm nén cảm xúc nhưng rốt cuộc, sức chịu đựng cũng đi tới giới hạn.


Bồ Đào Nha gục ngã trước Pháp tại EURO 2000
 
Vài ngày trước trận giao hữu gặp Thụy Điển, Scolari nổi xung với Jose Carlos Freitas – người lên kịch bản nội dung buổi họp báo. Ông đành bộc lộc trước bàn dân thiên hạ: “Ronaldo là một tài năng, nhưng chắc hẳn ai đó đã nói với Ronaldo rằng anh ta là cầu thủ giỏi nhất thế giới. Nếu còn giữ suy nghĩ ấy trong đầu, Ronaldo còn lâu mới tiến xa”.
 
Scolari hay bất kỳ nhân vật làm chuyên môn nào khác ở BĐN không thích những cá tính như Ronaldo. Cứ bình yên, mọi thứ đều đều, ai nấy trầm tính giống nhau, đó mới là một BĐN mà người ta kỳ vọng.
 
Nhưng đặc tính khiêm nhường của quốc gia Nam Âu cũng chính là rào cản cho sự phát triển của bóng đá  BĐN. Nhà xã hội học Joao Nuno Coelho đã viết rất rõ trong cuốn “Giữa hy vọng và thương đau: Bóng đá, bản sắc quốc gia và EURO 2004”: Sự kiện quảng bá càng quy mô, cơ hội khoa trương quyền lực dân tộc càng lớn.

Giới quan sát và báo chí tin rằng EURO 2004 sẽ chứng kiến cuộc chuyển giao lịch trong hệ tư tưởng của người BĐN. Phẩm chất khiêm nhường mà họ thường vỗ ngực tự hào, hóa ra, đã ngấm ngầm biến thành tính đớn hèn hạ đẳng.
 
Cánh truyền thông xoáy vào khả năng lãnh đạo kém cỏi của những cầu thủ từng đeo băng thủ quân. Các cây bút lên án bài thuyết giảng kinh điển “BĐN là một quốc gia nhỏ nên các em phải khiêm tốn” trong học viện bóng đá.
 
Vì BĐN khiêm tốn tới tự ti mà nhiều năm qua, thành tích của đội tuyển tại sân chơi quốc tế không tương xứng với chất lượng đội hình. Ở EURO 2000, Seleccao kết thúc vòng bảng bằng chiến tích toàn thắng, nhưng gục ngã trước người Pháp trong thời gian hiệp phụ.
 
Họ cần một anh hùng theo đúng nghĩa anh hùng: Bỗng đột nhiên chui lên khỏi mặt đất rồi tỏa vầng hao quàng chói lóa mà không ai ngờ tới.


Ronaldo thăng tiến nhanh chóng trong màu áo ĐT
 
Ronaldo, thật trớ trêu, lại đáp ứng toàn bộ những tiêu chí ấy. Anh vào sân thay Simao ngay đầu hiệp 2 trận mở màn , phạm lỗi dẫn tới quả penalty cho Hy Lạp nâng tỷ số, rồi lại tự mình chuộc lỗi bằng cú đánh đầu thành bàn ở phút 90. Bàn đầu tiên của Ronaldo cho ĐTQG.
 
Từ lượt cuối vòng bảng, Ronaldo là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của Scolari. Ronaldo bình tĩnh thực hiện thành công lượt sút của mình ở loạt penalty cân não gặp ĐT Anh, rồi Ronaldo đưa BĐN sớm tạo lợi thế ở bán kết trước Hà Lan.

Giải năm đó, BĐN vào tới chung kết. Dù không thể quật ngã ngựa ô Hy Lạp nhưng trên một mặt trận khác, bóng đá BĐN gửi tặng món quà vô giá bù đắp cho khán giả: Cristiano Ronaldo, người sau này cùng Lionel Messi thống lĩnh bóng đá thế giới.


Ronaldo ngày mới chập chững vào đời
 
Cuối năm 2004, trong chuyến dã ngoại tìm về Dilli, thủ đô Đông Timor – thuộc địa của BĐN thời chiến, Ronaldo thực sự tin rằng anh đã bước lên tầm cao mới.
 
Hàng nghìn người tỏa khắp nẻo đường săn đón Ronaldo, xin được chụp ảnh cùng Ronaldo, ôm Ronaldo hay đơn giản là chạm vào Ronaldo. Những cậu bé với ước mơ đổi đời bắt chước lời ăn tiếng nói, cử chỉ của Ronaldo.
 
Các cơ quan thông tấn và tổ chức phi chính phủ thèm khát hiệu ứng Ronaldo. Vài ngày sau, CR7 theo chân đoàn quay phim phản ánh vụ sóng thần càn quét những quốc gia ở Ấn Độ Dương.

 
Nửa năm sau, Ronaldo tới Indonesia, nơi anh gặp Martunis, nạn nhân may mắn thoát chết khỏi thảm họa thiên nhiên, được cậu coi như vị cứu tinh của đời mình. Ronaldo là người của công chúng, là thần tượng của giới trẻ, là tia hy vọng cho những mảnh đời bất hạnh ngoài kia.
Sức ảnh hưởng của Ronaldo đã vươn khỏi biên giới lục địa già. Khắp cõi toàn cầu, cái tên Ronaldo được biết đến như một định nghĩa trong từ điển sống. Scolari phải gật đầu: “Cậu sẽ là đội trưởng khi Figo giải nghệ”.
 
Năm 2007, một ngày sau lễ sinh nhật 22 tuổi, Ronaldo lần đầu tiên đeo trên vai tấm băng thủ quân BĐN (trận giao hữu với Brazil), khoảnh khắc mà anh sẽ nhớ mãi không quên.
 
Nhưng dù Scolari đã gật đầu, thì đó vẫn là cái gật đầu khiên cưỡng. Người BĐN không chấp nhận một thành tố xã hội như Ronaldo: Quá nổi bật và xa rời chủ nghĩa quốc gia.
 
12 năm trôi qua, chưa bao giờ Ronaldo thôi sắm vai lĩnh xướng tại các giải đấu lớn. Anh là linh hồn, là hơi thở của bóng đá BĐN. Song tuyệt nhiên, người BĐN không ngừng suy nghĩ về quyết định đặt niềm tin và trách nhiệm lên Ronaldo, dù chỉ là một phút thôi.


Ronaldo - chàng thủ quân bất đắc dĩ
 
Họ làm vậy vì không thể tìm đâu ra người tài hơn Ronaldo, vì không thể chống lại niềm cảm mộ thế giới dành cho Ronaldo, vì không thể phủ nhận sự thật Ronaldo là tượng đài của lịch sử bóng đá nhân loại.
 
Bởi vậy, hễ khi nào thất bại, BĐN lại mặc định lôi Ronaldo ra làm vật tế thần. Nhưng bản thân họ lại không tự nhìn lại những vấn đề nội tại bên trong đời sống xã hội và bóng đá BĐN
 
Tâm không tịnh thì lòng chẳng yên. Một cuộc tình gượng ép, chẳng bao giờ có cái kết hậu.
 
Nếu Ronaldo và BĐN lại mất điểm trước người Áo, âu cũng là điều dễ hiểu. Ngày Ronaldo đi vào lịch sử không hề trọn vẹn.
Dược Sơn/ theo TH

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]