Pháp sẽ vỡ nợ như Hy Lạp, Nam Phi sau Euro 2016?

11-05-2016 12:36
Đăng cai một sự kiện lớn như World Cup, Olympic hay Euro đều là niềm tự hào với mỗi nước. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng, sôi động của ngày hội là trăm ngàn nỗi lo thời hậu sự kiện.

Bài học từ các quốc gia khác

Hy Lạp là quốc gia hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Olympic Athens 2004 chẳng mang lại chút sinh khí mới nào cho nền kinh tế quốc gia Nam Âu. Trái lại, nó còn khiến đất nước này ngập trong nợ nần. 10 năm sau ngày trở thành nước chủ nhà kỳ Thế vận hội mùa hè, Hy Lạp vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm thiệt hại kinh tế đó.

Bồ Đào Nha (chủ nhà EURO 2004), Áo, Thụy Sỹ (EURO 2008), Ukraina, Ba Lan (EURO 2012) đều chẳng thu về chút lời lãi nào như dự tính. Kinh tế của những nước chủ nhà các VCK EURO gần đây đều suy sụp thấy rõ. Ngay đến một siêu cường kinh tế như Đức cũng lỗ (dù không nhiều) sau World Cup 2006.  Brazil 2014 vì thế chẳng hề khá hơn, thậm chí quốc gia này còn phải gánh chịu một khoản nợ khổng lồ tương tự Hy Lạp từ VCK World Cup.


Cảnh hoang tàn từ một công trình thể thao ở Hy Lạp

Quốc gia số một Nam Mỹ đã chi tới 15 tỷ USD cho World Cup 2014, bao gồm xây mới 1 sân vận động và nâng cấp 11 sân còn lại, chưa kể chi phí cho an ninh, tiện nghi ăn ở cho các đội bóng cùng hàng triệu người hâm mộ trong suốt 1 tháng lễ hội. Trước World Cup, hàng loạt cuộc biểu tình phản đối việc tổ chức lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã diễn ra. Tất cả chỉ tạm lắng xuống khi trái bóng Brazuca chính thức lăn. Nhưng sau khi tất cả qua đi, nó lại lần nữa gây đau đầu cho các nhà chức trách quốc gia này.

Bốn sân vận động đã bị bỏ hoang ngay sau khi vòng bảng kết thúc, bao gồm các sân Amazonia (Manaus), Pantanal (Cuiaba), Baixada (Curitiba), Dunas (Natal). Trong đó, sân Amazonia được xây mới với tổng chi phí lên tới 300 triệu USD, và là nơi chẳng có bất cứ CLB nào thi đấu. 

Theo một báo cáo của chính phủ Brazil, lượng tiền thu về thông qua các dịch vụ chưa thể bù lại khoản chi để phục vụ cho tháng lễ hội vừa diễn ra. Mặc dù từ trước và trong suốt hơn 1 tháng đó, giá cả sinh hoạt ở Brazil đã tăng lên chóng mặt. Sau khi ĐT Đức đăng quang trên thánh đường Maracana, tất cả trở lại sự hoang tàn, đìu hiu, cùng những gánh nặng kinh tế cực lớn cho nước chủ nhà. 

Nước Pháp chi nhiều hơn cho an ninh …

Không giống như Brazil hay Hy Lạp, nước Pháp gần như không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng gồm đường xá và sân bãi. Toàn bộ được để lại từ thời kỳ đăng cai World Cup 1998 trước đó, có chăng, nước chủ nhà chỉ phải tu sửa 10 SVĐ tổ chức Euro với kinh phí thấp hơn nhiều so với xây mới. 

Vấn đề đáng lo ngại nhất lúc này của Pháp chính là công tác chuẩn bị an ninh cho giải đấu. Đặc biệt, an ninh cho khu vực dành cho người hâm mộ sẽ được quan tâm nhiều nhất bởi theo dự đoán, khu vực này sẽ thu hút lượng người khổng lồ lên đến 7 -8 triệu người. Tất nhiên, đi cùng với việc đảm bảo an ninh sẽ đội ngân sách chi cho mục này lên gấp nhiều lần. 

Theo báo cáo của ủy ban an ninh quốc gia Pháp, nước chủ nhà sẽ chi thêm khoảng 180 triệu Euro cho an ninh và các công tác có liên quan. Được biết, LĐBĐ châu Âu -UEFA cũng hỗ trợ một phần kinh phí cho 10 thành phố tổ chức. 

… nhưng không thua lỗ

Như đã nhắc ở trên, các khoản chi cho Euro bao gồm nâng cấp SVĐ, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, an ninh, nước Pháp không phải chi thêm quá nhiều vào một khoản nào khác ngoài chi phí ăn ở, đi lại của các VĐV… Theo tính toán của CDES, dự báo lượng khách nước ngoài tới các sân vận động sẽ chi tiêu 593 triệu euro, 195 triệu euro khác đến từ du khách tại fan-zone. Còn lại là 478 triệu euro mà UEFA phân phối cho Pháp vì công tác tổ chức. 


Người hâm mộ vẫn đang háo hức chờ đợi ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục

Trên danh nghĩa, Pháp là quốc gia tổ chức Euro 2016, nhưng nước chủ nhà chỉ có phần góp vỏn vẹn 5% trong tổng chi phí bỏ ra. 95% còn lại là của EURO 2016 SAS, một công ty của UEFA. Để so sánh, 12 năm trước, khi EURO tổ chức ở Bồ Đào Nha, LĐBĐ Bồ Đào Nha chiếm 46%. Với 5% đóng góp ít ỏi, dù EURO 2016 có thành công, thu về (dự kiến) 2 tỷ euro và lãi khoảng 700 - 900 triệu euro, phần của nước Pháp được chia rất ít.

Nhưng như vậy cũng đủ để nước Pháp có thể phục hồi phần nào nền kinh tế vốn đang đà đi xuống. Các nhà kinh tế đã dự đoán, Pháp có thể tăng GDP trung bình thêm 0,2% trong khoảng thời gian diễn ra Euro 2016 và nước Pháp có thể tăng trưởng thêm 1% trong năm nay. 

Chỉ còn gần 1 tháng nữa, Euro 2016 sẽ chính thức khai mạc. Hy vọng nước Pháp sẽ có một kỳ đại hội thành công về mọi mặt. 
Tùng Linh/ theo 90phut.vn

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]