Ngoại hạng Anh sau 1/4 thế kỷ: Sự thâm nhập của cầu thủ ngoại quốc (Phần 2)

09-08-2017 16:29
Trước khi mùa giải 2017/18 tại Ngoại hạng Anh diễn ra, hãy cùng nhìn lại 25 năm đã qua tại giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh...
>>> Ngoại hạng Anh sau 1/4 thế kỷ: Mong manh ghế HLV (Phần 1)
>>> Chấn thương đầu gối - "đại dịch" mới của giải Ngoại hạng
>>> Ngoại hạng Anh lời lớn với hợp đồng áo đấu​

Từ Scandinavia đến Brazil

Ngoại hạng Anh trong buổi sơ khai chứng kiến sự lên ngôi của các cầu thủ bản địa. Theo thống kê từ BTC, mùa bóng 1992/93 có tổng cộng 242 cầu thủ thi đấu trong trong 11 cặp đấu tại vòng khai mạc chỉ có 13 người không phải người Anh hoặc CH Ireland (thuộc Vương quốc Anh về mặt địa lý). 

Sau 25 năm, số lượng cầu thủ nước ngoài tới thi đấu tại quê hương bóng đá trong ngày hạ màn mùa giải 2016/17 đã tăng lên thành 112 trên tổng số 220 người. Tính ra, trong 1/4 thế kỷ ấy đã có 3.835 cầu thủ chơi ít nhất 1 trận tại Ngoại hạng Anh

Giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh thu nạp nhân tài tới từ 113 quốc gia khác nhau trên thế giới. Seychelles, Pakistan và Guinea-Bissau, những quốc gia thiểu số, bất ổn về chính trị,... thậm chí còn có đại diện góp mặt tại sân chơi này.

Tương quan số cầu thủ trong - ngoài nước vòng đầu tiên mùa 92/93 với vòng cuối cùng mùa 2016/17.

Sự tiến triển, gia tăng lượng người chơi từ các quốc gia khác tới Anh tăng dần theo theo thời gian, địa lý. Ban đầu, giải đấu số 1 nước Anh thu hút những cầu thủ tới từ vùng Scandinavia - chỉ các quốc gia tại khu vực Bắc Âu. Cụ thể, 8 người mang quốc tịch Na Uy, mà Liverpool có hậu vệ  Stig Inge Bjornebye hay Blackburn sở hữu Henning Berg. Ngoài ra, trong ngày khai mạc mùa đầu tiên giải đổi tên mới còn có thêm 1 người Đan Mạch và 3 từ Thụy Điển. 

Sự gia tăng chỉ thực sự bùng nổ kể từ khi Luật Bosman về chuyển nhượng cầu thủ được thông qua tháng 12/1995. Kể từ đây, "dân cư" giới quần đùi áo số từ Pháp, Italia đổ tới xứ sở sương mù tăng mạnh. Cuối mùa 97/98 có 17 cầu thủ Pháp và 14 cầu thủ Italia, tăng lần lượt gần 6 lần và 14 lần so với mùa 95/96.

1 mùa sau, Chelsea của dưới triều đại HLV Gianluca Vialli đi vào lịch sử khi trở thành CLB đầu tiên có đội hình xuất phát "đa quốc gia"/không có cầu thủ người Anh tại giải Ngoại hạng. Đó là cuộc so tài với Southampton vào ngày 26 tháng 12 năm 1999. Đội hình của The Blues khi đấy gồm: De Goey (Hà Lan), Dan Petrescu (Romania), Emerson Thome (Brazil), Frank Leboeuf (Pháp), Celestine Babayaro (Nigeria), Albert Ferrer (Tây Ban Nha), Didier Deschamps (Pháp), Gus Poyet (Uruguay), Roberto di Matteo (Italy), Gabriele Ambrosetti (Ý) và Tore Andre Flo (Na Uy).

Đội hình đá chính của Chelsea không có cầu thủ người Anh nào đã đánh bại Southampton 2-1 năm 1999.

Trong số các quốc gia có cầu thủ đại diện đá ở NHA, Pháp luôn là nước có quân số đông nhất. Quốc gia này đạt đỉnh điểm 44 người trong mùa 03/04. Bên cạnh đó, người Tây Ban Nha cũng đã có những sự gia tăng đáng kể. Kể từ tiền vệ Nayim, người TBN đầu tiên từng đá cho Tottenham 4 năm, ghi 3 bàn trong 18 lần ra sân mùa 92/93. Hơn 1 thập kỷ sau, số cầu thủ tới từ Tây Ban Nha đã tăng lên 28 lần và hơn 50% kể từ sau mùa giải 06/07 tới nay. Một phần lớn nguyên nhân của sự gia tăng trên tới từ sự thành công của Bò tót tại World Cup 2008, 2010 và Euro 2012.

Ở một diễn biến khác, xu hướng chuyển nhượng cầu thủ theo phương châm quy tụ các ngôi sao tới từ khắp nơi trên thế giới của bóng đá Anh chỉ thực sự chú ý tới Brazil - quốc gia có 5 lần đăng quang tại World Cup sau thương vụ Oscar gia nhập Chelsea từ CLB của xứ Samba tháng 7/2012. Thật ngạc nhiên!

Trước đó, các tài năng của Selecao bị bị hạn chế tại sân chơi Ngoại hạng, giải đấu nặng về thể lực và không tôn vinh quá nhiều yếu tố kỹ thuật cá nhân. Thế nên, các CLB tại Anh đều chủ trương chọn người từ Tây Ban Nha hoặc Ý, nơi các cầu thủ khá tương đồng về thể trạng, hợp thời tiết, lối chơi. Tất nhiên trong chừng mực nào đó vẫn có những ngoại lệ diễn ra, đơn cử như trường hợp của Juninho, cầu thủ chuyển từ Sao Paulo đến Middlesbrough vào năm 1995.

Mùa trước, Philippe Coutinho trở thành cầu thủ Brazil được giới chuyên gia chấm điểm cao nhất cho một cầu thủ Brazil tại Ngoại hạng Anh. Coutinho gia nhập sân Anfield vào phiên chợ Đông năm 2013, là một trong 14 cầu thủ đến từ Nam Mỹ chinh chiến tại nước Anh mùa 16/17.


Biểu đồ số cầu thủ tới từ các khu vực "nhập cư" Ngoại hạng Anh trong 25 năm qua (xanh lá cây - Bắc Âu/Scandinavia, xanh dương - Pháp và TBN, vàng - Nam Mỹ).

Các cầu thủ nước ngoài làm hỏng bóng đá Anh?

Như một định lý bất di bất dịch, bất kỳ một vấn đề nào đều có tính hai mặt. Các cầu thủ tới từ các quốc gia khác mang đến sự đa dạng, phong phú về lối chơi, phong cách, tạo nên giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh như ngày nay. Tuy vậy, tất cả họ cũng đã có những tác động ngược lại hay chính xác là tác nhân cho sự thụt lùi của ĐTQG Anh tại các sân chơi lớn.

Trong một thống kê của BBC, từ dữ liệu phân tích của tổng cộng 869.326 phút thi đấu từ mùa 13/14 và hai tháng đầu mùa 16/17, rút ra kết luận sau. 

Liên đoàn bóng đá Anh tự tin tuyên bố mục tiêu của FA từ 2017 tới 2022 sẽ tăng số cầu thủ Anh thi đấu tại NHA lên 45% tổng số cầu thủ mà vẫn giữ nguyên sự hấp dẫn cùng hợp đồng béo bở từ gói bản quyền truyền hình. Thực tế chứng minh điều ngược lại. 

Thống kê của BBC cho hay các cầu thủ Anh chiếm ít hơn 1/3 thời gian ra sân tại giải bóng đá số 1 nước Anh mùa 15/16, tức tương đương 32,36% thời lượng so với 69% cách đây hơn 2 thập kỷ. Thậm chí, hiện mục tiêu 45% thời gian cùng cầu thủ người Anh chơi tại giải VĐQG của FA đề ra vẫn còn thấp hơn tỷ lệ cầu thủ bản địa tại Tây Ban Nha và Đức.


Glen Johnson (trái) và đội trưởng Steven Gerrard chán nản sau khi tuyển Anh bị loại khỏi World Cup 2014.
 
Điều đáng nói, tỷ lệ cầu thủ người Anh có mặt trong các CLB lớn càng sụt giảm trong những năm qua. Man City, Chelsea, M.U, Arsenal và Tottenham là những đại diện hàng đầu. Nơi cung cấp chủ yếu các ngôi sao cho ĐTQG Anh còn có xu hướng giảm cầu thủ nội, thì việc có tới 92/373 cầu thủ (chiếm 24,66%) không phải người Anh chơi ít hơn 10 trận/mùa được sử dụng trên tuyển quốc gia cho thấy sự nguy cấp về câu chuyện trọng dụng tài năng của Đảo quốc Anh bị đặt dấu hỏi. 

Bóng đá Anh đang tự "đày đọa" các sao mai của mình từ trong trứng nước trong thế giới đặt nặng về tính cạnh tranh, tiền bạc. Chỉ có một số rất ít những cầu thủ như Sterling, Rashford, Dier, Stones, Dele Alli, Kane vượt trội hẳn lên thoát ra khỏi các học viện hoặc phải tìm đường gia nhập các đội bóng hạng dưới hoặc ra nước ngoài thi đấu. 
 
Tóm lại, nếu không sớm thắt chặt "luật" 45% mà FA đề ra trong kế hoạch 5 năm quy định về lượng cầu thủ có mặt trong đội hình các CLB tại Ngoại hạng Anh,... số cầu thủ người Anh có thể còn giảm hơn nữa trong xu thế hội nhập, sính ngoại - đã khẳng định đẳng cấp, giải đấu này sẽ đánh mất đi chính cái chất vốn có của mình. Xa hơn ĐTQG hay các tuyển trẻ sẽ không có cơ hội để tìm ra những nhân tố xuất sắc phục vụ cho mục tiêu xưng bá thiên hạ. Khi ấy, những thất bại ê chề như tại World Cup 2014, Euro 2016 hay lần đầu tiên trong lịch sử kể từ năm 1984 Tam Sư không thể góp mặt tại một vòng chung kết Euro (2008) sẽ còn tiếp diễn...
Hào Dương/ theo Thể Thao Ngày Nay

Bóng đá cập nhật từng giây - nhận định chuyên gia

VIDEO BÀN THẮNG • BÓNG ĐÁ ANH • BÓNG ĐÁ TÂY BAN NHA • CÚP CHÂU ÂU • CHUYỂN NHƯỢNG . BÓNG ĐÁ ĐỨC • BÓNG ĐÁ ITALIA • BÓNG ĐÁ PHÁP • GIAO HỮU QUỐC TẾ • ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA • NGÔI SAO & BÊN LỀ • GÓC BLV QUANG HUY • TOP BÀN THẮNG ĐẸP • WAGS

Nhận định bóng đá hôm nay

Nhận định bóng đá trong ngày

Nhận định bóng đá đêm nay

nhận định bóng đá miễn phí

Ban Thang Dep

Đóng
close
Joe Doe The Example Company 604-555-1234 [email protected]