Bây giờ, cầu thủ nào cũng có thể tỏa sáng
2 kỳ World Cup gần nhất, với một Zlatan Ibrahimovic siêu đẳng trong đội hình, Thụy Điển đều lỡ hẹn. Đã có một số cuộc thảo luận được đặt ra, về việc có hay không có “Thánh Zlatan”. Tuy nhiên, không một HLV nào dám gạt ra ngoài chân sút vĩ đại nhất lịch sử quốc gia này (62 bàn thắng). Và như vậy, lối chơi của họ luôn dễ đoán: cố gắng gây dựng sự vững chắc ở phía dưới rồi tập trung bóng tối đa cho Ibrahimovic, sau đó chờ đợi điều kỳ diệu.
Vì vậy, HLV Janne Andersson hẳn cảm thấy rất may mắn so với những người tiền nhiệm vì ngày ông tiếp quản ĐT Thụy Điển cũng là lúc Ibrahimovic nói lời từ biệt ĐTQG. Có một số chệch choạc ban đầu nhưng rồi đội ngũ đồng đều hơn và sự gắn kết bắt đầu hình thành. Trong vòng loại World Cup 2018, đây là đội bóng ghi nhiều bàn thắng thứ 6 khu vực châu Âu (26 bàn). Bên cạnh chân sút hàng đầu Marcus Berg (8 bàn), có tới 4 cầu thủ ghi được ít nhất 3 bàn. Ở chiến dịch tương tự cách đây 3 năm (ghi 19 bàn), ngoài Ibra (6) thì chỉ một người nổ súng 3 lần.
Khi không còn là “đội bóng một người”, các đợt tấn công đa dạng hơn nhiều và tất cả đều được khuyến khích tỏa sáng. Như đã thấy tại Stockholm, đến một cầu thủ chưa từng ghi bàn kể từ khi ra mắt vào năm 2014 là Jakob Johansson cũng trở thành người hùng, với cú sút tung lưới Giannluigi Buffon phút 61. Anh ta cũng là cái tên thứ 11 gia nhập danh sách lập công của ĐT Thụy Điển tại vòng loại World Cup 2018.
Vì vậy, HLV Janne Andersson hẳn cảm thấy rất may mắn so với những người tiền nhiệm vì ngày ông tiếp quản ĐT Thụy Điển cũng là lúc Ibrahimovic nói lời từ biệt ĐTQG. Có một số chệch choạc ban đầu nhưng rồi đội ngũ đồng đều hơn và sự gắn kết bắt đầu hình thành. Trong vòng loại World Cup 2018, đây là đội bóng ghi nhiều bàn thắng thứ 6 khu vực châu Âu (26 bàn). Bên cạnh chân sút hàng đầu Marcus Berg (8 bàn), có tới 4 cầu thủ ghi được ít nhất 3 bàn. Ở chiến dịch tương tự cách đây 3 năm (ghi 19 bàn), ngoài Ibra (6) thì chỉ một người nổ súng 3 lần.
Khi không còn là “đội bóng một người”, các đợt tấn công đa dạng hơn nhiều và tất cả đều được khuyến khích tỏa sáng. Như đã thấy tại Stockholm, đến một cầu thủ chưa từng ghi bàn kể từ khi ra mắt vào năm 2014 là Jakob Johansson cũng trở thành người hùng, với cú sút tung lưới Giannluigi Buffon phút 61. Anh ta cũng là cái tên thứ 11 gia nhập danh sách lập công của ĐT Thụy Điển tại vòng loại World Cup 2018.
Thụy Điển còn hơn cả một đội bóng khi không có Ibrahimovic
Buffon đã không sai khi nói rằng “Thụy Điển còn hơn cả một đội bóng khi không có Ibrahimovic”. Họ bây giờ ĐT Thụy Điển là một tập thể khỏe khoắn và giàu sức sống, đồng thời mọi nhân tố đều phát huy tối đa các phẩm chất để phục vụ tập thể, thay vì phục vụ một cá nhân.
Dùng chiến thuật Italia chống lại Italia
Cũng có thể nói rằng, không Ibra thì ĐT Thụy Điển mới có thể chơi một trận sắt đá và kỷ luật như đêm thứ Sáu vừa qua. 11 học trò của HLV Andersson tạo nên cấu trúc vững chắc, cùng công cùng thủ và cự ly đội hình luôn được bảo đảm. Các thống kê chỉ ra rằng, 6/13 cú tắc bóng cùng 10/13 lần phạm lỗi của Thụy Điển được thực hiện bên phần sân đối diện.
Ngạc nhiên là chính các cầu thủ tấn công như Berg, Emil Forsberg hay Viktor Claesson lại là những người nhiệt tình nhất tham gia vào các hoạt động hỗ trợ phòng thủ và quấy phá hậu tuyến đối phương. Người ta đã thấy Berg gây hấn với Chiellini và thúc cùi chỏ vào De Rossi, hoặc Ola Toivonen bị Bonucci cáo buộc “đã làm tôi vỡ mũi”. Sau trận đấu, nhiều cầu thủ ĐT Thụy Điển đã nói rằng, đó là “một cuộc chiến thực sự”.
Đó cũng chính là lý do trước phong cách thể lực và tranh chấp không khoan nhượng kèm tiểu xảo của các cầu thủ chủ nhà, Azzurri cầm bóng nhiều nhưng không thể triển khai thế công mạch lạc. Trận đấu bị xé nát, cảm hứng bị giết chết và ý chí của đội khách cũng suy sụp.
Thật mỉa mai là hồi đầu tuần, chính HLV Gian Piero Ventura nói rằng chỉ cần “Italia chơi như Italia, Thụy Điển sẽ không có cửa”. Nhưng tại Stockholm, chỉ có một đội “chơi như Italia”, chính là… ĐT Thụy Điển, với sự điềm tĩnh, lạnh lùng và thủ đoạn để mang về kết quả thuận lợi.
Ngạc nhiên là chính các cầu thủ tấn công như Berg, Emil Forsberg hay Viktor Claesson lại là những người nhiệt tình nhất tham gia vào các hoạt động hỗ trợ phòng thủ và quấy phá hậu tuyến đối phương. Người ta đã thấy Berg gây hấn với Chiellini và thúc cùi chỏ vào De Rossi, hoặc Ola Toivonen bị Bonucci cáo buộc “đã làm tôi vỡ mũi”. Sau trận đấu, nhiều cầu thủ ĐT Thụy Điển đã nói rằng, đó là “một cuộc chiến thực sự”.
Đó cũng chính là lý do trước phong cách thể lực và tranh chấp không khoan nhượng kèm tiểu xảo của các cầu thủ chủ nhà, Azzurri cầm bóng nhiều nhưng không thể triển khai thế công mạch lạc. Trận đấu bị xé nát, cảm hứng bị giết chết và ý chí của đội khách cũng suy sụp.
Thật mỉa mai là hồi đầu tuần, chính HLV Gian Piero Ventura nói rằng chỉ cần “Italia chơi như Italia, Thụy Điển sẽ không có cửa”. Nhưng tại Stockholm, chỉ có một đội “chơi như Italia”, chính là… ĐT Thụy Điển, với sự điềm tĩnh, lạnh lùng và thủ đoạn để mang về kết quả thuận lợi.
Italia bị Thụy Điển phá lối chơi như thế nào?
Rạng sáng qua, Thụy Điển cho thấy sự kiên định trong phòng thủ với 30 lần phá bóng giải nguy. Ngoài ra, 19/37 (chiếm 51,3%) các pha đánh chặn, tắc bóng và phạm lỗi của họ được thực hiện bên phần sân của Italia, khiến đối phương mất bóng 17 lần (8 trên phần sân nhà) và cắt đứt mối liên lạc giữa các tuyến.
|